Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Nên ăn bữa sáng như thế nào cho khỏe?

Nguyễn Thị Hiên(Hà Nam)

Rất nhiều người sai lầm là không coi trọng, thậm chí bỏ bữa sáng. Họ đưa ra nhiều lý lẽ như: bận quá, không thích ăn sáng, sợ béo, không đói…Theo quan điểm khoa học về dinh dưỡng thì bữa sáng thật sự là bữa ăn quan trọng. Theo Hội Tiết thực Hoa Kỳ thì bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày; bữa điểm tâm không những mang lại năng lượng cần thiết để lao động, học tập mà còn giúp cơ thể kiểm soát duy trì trọng lượng, thậm chí giảm cân vì nó sẽ làm giảm cảm giác đói và thèm ăn bù ở các bữa sau đó.

Nên ăn bữa sáng như thế nào cho khỏe?

Về chất lượng, bữa điểm tâm phải đủ 4 thành phần dinh dưỡng là đạm, đường, béo, chất khoáng và vitamin. Các món ăn sáng quen thuộc của người Việt ta là: cơm ăn với thức ăn, xôi, bún, phở, mì, bánh mỳ, trứng, sữa... đều đảm bảo đủ 4 loại chất dinh dưỡng này. Bạn có thể chọn món ăn hợp với khẩu vị của con bạn và lưu ý luôn thay đổi món ăn hàng ngày để cháu ăn ngon miệng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: không dùng nhiều thức ăn ngọt cho bữa sáng vì nó tiêu hóa quá nhanh làm tăng đường máu, nhưng lại không ổn định, hậu quả là cơ thể sẽ thiếu năng lượng sau bữa ăn 2-3 giờ; đảm bảo đủ chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa) và chất xơ trong bữa sáng vì chính chất đạm và xơ sẽ tạo cảm giác no lâu cho đến bữa ăn trưa. Về năng lượng: bữa sáng và bữa chiều nên đảm bảo 1/3 tổng năng lượng, bữa trưa và bữa tối 1/6 năng lượng trong 1 ngày.

BS. Nguyễn Minh Hạnh

Các loại thực phẩm đồng hành với sự phát triển của trẻ

Các loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo, các chất phụ gia làm ngọt và muối, ít hoặc không có chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, cha mẹ phải định hướng cho trẻ đang trong giai đoạn phát triển và áp dụng thói quen ăn uống lành. Dưới đây là một số các loại thực phẩm tốt cho sự phát triển của trẻ:

1. Bột yến mạch

Bột yến mạch là món ăn tốt nhất cho trẻ để khởi đầu ngày mới tràn đầy năng lượng và chất dinh dưỡng. Một bát bột yến mạch vào buổi sáng cung cấp chất xơ cần thiết, duy trì lượng cholesterol thấp và giảm thiểu các bệnh tim mạch. Trẻ sẽ nhận thấy rất nhiều lợi ích khi hình thành thói quen ăn bột yến mạch vào buổi sáng. Trẻ có thể trộn với sữa và hoa quả hoặc các loại hạt, có thể thêm các loại thực phẩm khác để món ăn thêm sáng tạo và hấp dẫn.

2. Váng đậu

Váng đậu được làm từ hạt đậu nành chứa nhiều protein và còn được gọi là thực phẩm ‘phát triển cơ thể’ cho trẻ em vì nó giúp phát triển cơ. Váng đậu chứa canxi, chất bột và sắt để nuôi cơ thể, giúp răng chắc khỏe, cung cấp ôxi và miễn dịch cơ thể. Váng đậu rất thích hợp cho món salad và món súp.

3. Các loại đậu

Một bữa ăn đơn giản bao gồm các loại đậu và gạo hoặc các loại đậu và bánh mì sẽ cung cấp toàn bộ lượng protein cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các loại đậu chứa chất xơ và ngăn ngừa các bệnh tim mạch và táo bón giúp hạn chế các bệnh về tiêu hóa. Các loại đậu rất tiện dụng vì sẵn có quanh năm với các loại đậu màu nâu, xanh hoặc màu cam, có thể dùng một loại hoặc trộn các loại và phần lớn các loại đậu đều rất tốt cho sức khỏe.

4. Trứng

Cả lòng trắng và lòng đỏ trứng đều chứa các axít amin, protein, vitamin A, D, E, canxi và choline rất cần thiết cho một bộ não khỏe mạnh. Lòng trắng trứng không chứa chất béo. Bạn có thể chế biến trứng bằng nhiều cách: trần, luộc chín, rán, ốp lết hoặc kết hợp với các thực phẩm khác.

5. Sữa

Sữa được cho là loại thực phẩm phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ đang phát triển. Sữa chứa canxi, phốt pho, magiê, kẽm, vitamin A, D và B12. Sữa là loại thực phẩm lý tưởng giúp răng trắng và xương khỏe.

6. Rau bina

Những lá rau bina màu xanh đậm chứa nhiều sắt, magiê, vitamin B6, E và các chất chống ôxy hóa cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Rau bina có thể trộn với dầu ô liu và kết hợp với một số loại rau khác để làm sa-lát.

7. Nho khô

Nho khô chứa canxi và phốt pho giúp hình thành xương của trẻ đang phát triển. Nho khô chống thiếu máu và có đặc tính chống ung thư, đồng thời giúp răng và trái tim khỏe mạnh. Bạn có thể dùng nho khô thay thế đường trắng và các chất làm ngọt khác.

8. Quả óc chó

Quả óc chó được cho là rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ vì nó chứa axít béo omega-3. Quả óc chó cũng chứa vitamin B rất tốt cho sự hình thành các tế bào hồng cầu và magiê giúp cơ và trái tim khỏe. Bạn nên bổ sung quả óc cho vào các món tráng miệng, bánh nướng xốp và các loại bánh ngọt hoặc đơn giản là ngâm qua đêm và ăn vào buổi sáng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

9. Gạo lứt

Gạo lứt đóng một vai trò thiết yếu đối với chế độ dinh dưỡng của trẻ đang phát triển. Nó chứa nhiều chất xơ và ít calo nên đáp ứng được cả hai mục đích: dồi dào năng lượng và cơ thể khỏe mạnh. Gạo lứt chứa nhiều chất chống ôxy hóa làm tăng miễn dịch, giảm cholesterol, điều này giúp giảm thiểu nguy cơ hen suyễn và các bệnh tim mạch. Gạo lứt là một bí quyết giúp thanh thiếu niên duy trì vóc dáng cân đối và khỏe mạnh.

10. Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn tốt và thân thiện với trẻ. Giống với sữa, sữa chua chứa canxi, phốt pho và protein giúp răng và cơ thể khỏe mạnh. Các chất vi sinh có trong sữa chua giúp hoạt động của đường ruột dễ dàng hơn. Bạn có thể ăn sữa chua thường hoặc trộn với trái cây như dâu tây (có chứa vitamin C) hoặc xoài nếu bạn thích ăn ngọt.

11. Súp lơ

Súp lơ chứa nhiều vitamin, khoáng chất, canxi, kali và carotenoid để có thị lực tốt. Súp lơ cũng rất có lợi cho trẻ đang phát triển vì nó ít calo, giàu năng lượng và có thể tái tạo sự tổn thương tế bào. Bạn có thể kèm súp lơ vào các món sa-lát, kẹp trong bánh mỳ hoặc các món nướng và món súp.

BS. Tuyết Mai

(Theo Magforwomen)

Lý do bạn nên dùng dầu ôliu

dầu oliu

Bạn có thể dùng dầu ôliu để nấu các loại rau hoặc làm salad. Tuy nhiên, chỉ nên ăn dầu ôliu ở mức vừa phải để mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên dùng dầu ôliu:

Tăng cường chuyển hóa: Dầu ôliu giàu vitamin E, giúp tăng cường trao đổi chất, rất tốt cho não và xương.

Ngăn ngừa tăng huyết áp: Dầu ôliu chứa các chất béo không bão hòa. Thực phẩm nấu với dầu ôliu giúp ngăn ngừa tăng huyết áp.

Tốt cho tim: Dầu ôliu chứa acid oleic và acid linoleic, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim.

Tốt cho não bộ: Dầu ôliu chứa các acid béo không báo hòa có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình phát triển não bộ ở trẻ nhỏ và người lớn. Ngoài ra, dầu ôliu chứa hợp chất oleocanthal, giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến não bộ như bệnh Alzheimer.

Hỗ trợ giảm cân: Không giống như những loại dầu khác, dầu ôliu chứa các chất béo không bão hòa đơn. Một số nghiên cứu cho thấy thực phẩm chứa các chất béo không bão hòa đơn hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Tốt cho tiêu hóa: Dầu ôliu chứa các chất béo có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.

Giàu các hợp chất chống viêm: Dầu ôliu được biết đến với đặc tính chống viêm hiệu quả. Ăn dầu ôliu thường xuyên ở mức vừa phải giúp ngăn ngừa viêm.

Chống ung thư: Một vài nghiên cứu cho biết dầu ôliu bảo vệ cơ thể khỏi một số loại ung thư như ung thư vú.

BS.Tuyết Mai

(Theo Boldsky)

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Lý do nên uống nước trước khi uống trà hoặc cà phê

Trong khi nhiều người ý thức được rằng uống trà hoặc cà phê trước khi đi ngủ là một thói quen xấu hay uống trà hoặc cà phê khi đói bụng có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, rất ít người biết rằng bạn nên uống một cốc nước trước khi uống trà hoặc cà phê. Cho dù là vào buổi sáng hoặc buổi tối, trước khi uống trà hoặc cà phê, hãy đảm bảo uống một ít nước trước.

Lý do là vì uống nước trước khi uống trà hoặc cà phê sẽ làm giảm hàm lượng axit trong dạ dày. Trà có độ pH khoảng 6 (có tính axit) và cà phê có độ pH là 5 (cũng nằm trong khoảng axit). Vì vậy, khi bạn uống trà hoặc cà phê, dù là vào buổi sáng hay buổi tối, chúng đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loét cấp tính và ung thư.

Nếu bạn uống nước trước khi uống trà hoặc cà phê, nước không chỉ làm loãng mức axit trong dạ dày mà còn giảm thiểu tổn thương lên dạ dày và sức khỏe chung. Nước cũng làm giảm ảnh hưởng của trà lên răng do chứa hàm lượng axit cao. Uống nước còn giúp giữ cho cơ thể tránh mất nước và hỗ trợ loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Nhiều người có thói quen uống trà hoặc cà phê cùng hoặc sau bữa ăn. Hãy thay đổi thói quen này vì những lý do trên.

BS Thu Vân

(Theo THS)

Sau phẫu thuật nên ăn uống thế nào?

Câu trả lời có trong bài viếtsau đây.

Ăn nhiều chất đạm, đủ chất béo

Để nhanh lành vết mổ, điều quan trọng là bệnh nhân phải ăn uống đầy đủ chất đạm (protein). Chất đạm tốt có nhiều trong các loại thịt nạc như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng gà vịt, chim cút. Hải sản bao gồm cá, tôm, cua... là một nguồn tuyệt vời cung cấp chất đạm tốt và dễ tiêu. Nếu bệnh nhân không ăn thịt hoặc không thích thịt, phải dùng protein có nguồn gốc thực vật như đậu phụ, các loại đậu, nhất là đậu nành. Các sản phẩm từ sữa là một nguồn protein tốt nhưng chúng có thể gây táo bón nên chỉ cho bệnh nhân sử dụng ở mức độ vừa phải. Một số nghiên cứu cho biết: các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng tiết dịch trong phổi, vì vậy, nếu bệnh nhân bị ho, nên hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa. Nếu bệnh nhân sử dụng các sản phẩm từ sữa mà không bị táo bón, nên dùng các sản phẩm có hàm lượng chất béo thấp như sữa lấy hết chất béo, sữa chua, phô mai.

Hải sản là nguồn cung cấp chất đạm tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Hải sản là nguồn cung cấp chất đạm tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Trường hợp bệnh nhân đang gặp khó khăn trong việc ăn uống, phải xem xét bổ sung chất đạm bằng truyền đạm, uống viên thuốc đạm.

Chất béo: chỉ nên ăn dầu thực vật bằng cách dùng chúng chế biến món ăn. Các chất béo trong cá hay thủy hải sản là chất béo tốt mà bệnh nhân nên ăn. Không ăn hoặc rất hạn chế ăn chất béo từ động vật như lợn, chó, gà, vịt... Tránh ăn nước béo trong nước dùng phở, bún; tránh ăn da gà, vịt.

Vitamin và khoáng chất

Trái cây và rau quả tươi chứa cả chất dinh dưỡng và chất xơ, rất cần thiết để giúp lành vết mổ. Ở những nơi có điều kiện, bệnh nhân nên dùng rau, củ quả tươi là tốt nhất, trường hợp không sẵn đồ tươi, có thể dùng các loại rau, quả tươi đông lạnh hoặc đóng hộp cũng tốt. Một tác dụng phụ của việc ăn nhiều trái cây và rau quả hơn bình thường là nhiều hơi trong đường tiêu hóa, khiến bệnh nhân phải trung tiện nhiều. Nếu lượng hơi nhiều đến mức bệnh nhân cảm thấy có áp lực dạ dày hoặc đau quặn bụng, khi đó cần giảm ăn trái cây và rau củ, đồng thời sử dụng thuốc giảm khí.

Vitamin C là một chất chống ôxy hóa, giúp nhanh lành vết mổ và nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Những thực phẩm giàu vitamin C là cam, bưởi, chanh, rau ngót, dâu tây, kiwi, rau xanh các loại. Beta-caroten là chất có ở thức ăn, mà cơ thể sẽ biến thành vitamin A, rất quan trọng cho việc hình thành mô sẹo, làm nhanh lành vết thương. Các thực phẩm chứa nhiều beta-caroten mà bệnh nhân nên ăn là cà rốt, đu đủ, gấc, khoai lang, bí đỏ...

Cần ăn đủ chất đường và nhiều chất xơ

Chất đường nên ăn là các loại ngũ cốc, chế biến thông thường như cơm, cháo, xôi, chè đậu đen, đậu xanh, bánh mì... Hạn chế tối đa ăn đường kính, bánh kẹo ngọt vì dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn vết mổ. Nên dùng ngũ cốc thô thay cho ngũ cốc tinh chế: chọn gạo lức, đậu còn nguyên hạt để nấu món ăn. Đối với ngũ cốc chế biến sẵn, khi mua cần kiểm tra nhãn để tránh dùng các loại ngũ cốc có nhiều đường hoặc chất xơ thấp.

Thức ăn chứa chất xơ không những lành mạnh hơn so với thức ăn không có chất xơ mà còn đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bệnh táo bón, một biến chứng thường gặp sau phẫu thuật, nhất là phẫu thuật ổ bụng. Thức ăn chứa nhiều chất xơ là: bánh mì nâu và bánh mì đen làm từ ngũ cốc. Bánh mì trắng thường được tinh chế kỹ quá nên không cung cấp nhiều chất xơ. Trái cây: trái cây tươi là một nguồn cung cấp vitamin và chất xơ tuyệt vời cho bệnh nhân sau mổ. Rau củ quả cũng là nguồn chất xơ dồi dào, nhưng cần nấu chín mới ăn. Ngũ cốc: gạo, ngô, khoai, sắn, đậu đều có hàm lượng chất xơ cao.

Giải pháp cho bệnh nhân khó khăn ăn uống sau mổ

Trên thực tế, có nhiều bệnh nhân gặp khó khăn ăn uống sau khi phẫu thuật. Nếu bị táo bón có thể gây ra thiếu cảm giác ngon miệng. Khi đó, bệnh nhân cần báo với bác sĩ phẫu thuật để được hướng dẫn cách làm giảm táo bón. Nếu bệnh nhân không táo bón mà vẫn gặp khó khăn vì không thèm ăn, nên dùng các thức ăn giàu calo như uống sinh tố có sữa và trái cây; ăn bột đậu trộn lẫn bột protein. Nghĩa là tuy bệnh nhân ăn ít, nhưng với thực phẩm giàu calo vẫn có thể cung cấp đủ calo cần thiết cho cơ thể.

Cách làm tăng calo trong khẩu phần ăn là: sử dụng kem nguyên chất thay vì kem đã tách chất béo. Dùng bơ nguyên chất, không dùng bơ ít calo. Dùng thức uống đầy đủ calo như nước trái cây, nước chanh, nước cam, nước ép trái cây... và uống bất cứ khi nào có thể uống. Ăn nhiều bữa, có thể là 6 - 7 bữa/ngày.

BS. Trần Văn Phong

Lạ miệng mì vằn thắn

Hà Nội có cái lợi thế là Thủ đô của cả nước, tinh hoa các nơi đổ về, món ngon khắp miền tụ họp, thậm chí có những thứ có nguồn gốc nước ngoài, lâu ngày cũng thành món quen thuộc của người Hà Nội. Với lịch sử gần trăm năm ở một vùng đất mới, mì vằn thắn đã có những thay đổi nhất định cho hợp với khẩu vị người Việt hoặc người Việt ăn mãi rồi thành quen.

Trong các trang miêu tả của các nhà văn tiền chiến, thế hệ những Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Tô Hoài… người ta thường hay nhắc đến những gánh hàng vằn thắn của những chú khách. Đêm đông lạnh giá, mưa phùn bay bay, nghe những tiếng rao hàng xa lắc gợi một cảm giác thảng thốt nhớ mong. Ăn một bát vằn thắn vào lúc đêm muộn có cái dư vị là lạ của thời gian, không gian hòa trộn.

Giờ thì những gánh hàng rong bán đêm như thế không còn nữa, những hàng vằn thắn ở trong những cửa hiệu hẳn hoi, có chỗ sang trọng như một món ăn được tôn vinh xứng đáng, có chỗ dân dã, giản dị, không khác những hàng quà rong xưa là mấy.

mì vằn thắnMì vằn thắn - Món quen thuộc của của người dân Thủ đô.

Nhưng là món ăn nhập Việt, trước hết cũng cần biết vài ý niệm về hàng quà trước khi thưởng thức một bát vằn thắn ngon miệng ở phố xá Hà Nội hôm nay.

Sợi mì vằn thắn được làm bằng bột mì trộn với trứng gà, yêu cầu khắt khe là không được cho nước dính vào. Mì khi cán mỏng được thái nhỏ như sợi miến ta, cuộn mì vàng ruộm, sáng là đạt yêu cầu. Trước đây thì các nhà hàng tự làm, nay thì thứ mì này và các loại vỏ bánh khác rất dễ mua sẵn trên phố Lương Văn Can.

Thịt băm, gia vị bọc trong cái vỏ bột mì mỏng gọi là sủi cảo. Sủi cảo có thể luộc hoặc chiên. Nếu nhân sủi bằng tôm thì gọi là há cảo. Há cảo ăn giòn thuộc loại thượng hạng nhưng bây giờ rất ít hàng có há cảo, có lẽ vì tôm luôn đắt hơn thịt và làm cầu kì hơn.

Thứ thịt quay tẩm với các loại gia vị, rượu, mật ong người Hoa gọi là xá xíu, xá xíu sẽ được thái mỏng thả vào bát mì. Còn các nguyên liệu khác thì cơ bản giống món Việt, ta sẽ đi vào cụ thể khi điểm qua những hàng mì vằn thắn có tiếng ở đất Hà Nội.

Một hàng vằn thắn được nhiều người biết tiếng là hàng mì ở phố Đinh Liệt, rất gần với Hồ Gươm. Hàng mì này nhỏ, sạch sẽ, có biển hiệu sang trọng, bắt mắt, góp phần tôn vinh món ăn và được khá nhiều người ưa chuộng.

Bát mì của nhà hàng này có gần như đầy đủ các nguyên liệu mà một bát mì cần có. Một vắt mì ươm vàng, giòn dai. Mấy miếng gan thái mỏng, miếng bóng bì, cải cúc, hẹ. Sủi thì có cả sủi chiên và sủi luộc, nấm hương, một phần tư quả trứng…

Xin tạm dừng ở chỗ này đôi chút để so sánh mì vằn thắn với món phở của người Việt, dù sự so sánh khá khiên cưỡng nhưng vì cả hai đều là món nước, ăn nóng, đối chiếu cũng là một sự thú vị giữa món Hoa và món Việt.

Về màu sắc thì bát mì vằn thắn vượt trội hơn so với phở. Bát mì vằn thắn để yên lặng thì giống một bức tranh tĩnh vật nhiều màu sắc. Vắt mì vàng tươi, miếng sủi chiên vàng rộm, sủi luộc trong suốt, miếng gan tím thẫm, trứng luộc trắng ngọc, lá hẹ xanh và cái cùi tôm đỏ ửng như một điểm nhấn hấp dẫn.

Phở thì màu sắc đơn giản hơn, chỉ có màu trắng của mì, màu vàng của da gà hoặc hơi đỏ của thịt bò tái (tùy theo loại phở) và thêm vài cọng hành xanh. Nhưng nếu so về độ ngọt của nước dùng thì phở vượt hơn mì vằn thắn. Phở có vị ngọt đậm của xương ninh, mùi “đạm” nhiều hơn, mì vằn thắn vị ngọt không đậm bằng phở, không rõ mùi vị của xương ninh, độ riêu cua màu mỡ thì phở luôn vượt mì vằn thắn.

Thêm một đặc điểm khác biệt nữa, bát phở dùng hành, vằn thắn dùng hẹ nhưng vằn thắn còn có thêm rau, thông dụng nhất là rau cải chần. Cách ăn mì vằn thắn theo những người sành ăn thì không chan nước ngập hết để vắt mì nhô lên một chút thêm có độ dai giòn, còn phở thì cứ việc chan ngập. Bát phở thì nước dùng nóng rẫy vì còn phải làm chín miếng thịt bò, còn với mì vằn thắn, nếu nước nóng quá các sợi mì sẽ dính vào nhau và làm mất độ giòn.

Quay lại hàng mì phố Đinh Liệt, dù bát mì ở đây khá chuẩn nhưng lại thiếu một nguyên liệu quan trọng là con tôm nõn đỏ ửng nhưng dù thế, nó đã là hàng mì khá ưng ý và giống các hàng khác là không có há cảo.

Một hàng mì vằn thắn đậm chất phố cổ và đúng cái kiểu dân dã của ẩm thực đường phố Hà Nội là quán mì ở phố Hàng Chiếu, gần Ô Quan Chưởng. Hàng mì này bé tí, chật chội nhưng treo rất nhiều đèn lồng đỏ và dày đặc chữ Hán. Một điều khá thú vị là cô chủ hàng này thường mặc một bộ sường xám màu đỏ rất bắt mắt, cậu chủ mặc đồ trắng kiểu Hoa, hai cô cậu xuất hiện ở quán như một nét thú vị mà nhớ tới cái thời xa xưa nào đó.

Lạ miệng mì vằn thắnMỳ vằn thắn được nhiều người ưa chuộng.

Bát mì ở Hàng Chiếu cơ bản cũng giống bát mì ở Đinh Liệt nhưng nước dùng đậm hơn một chút. Mì Hàng Chiếu không có miếng gan luộc như bên Đinh Liệt nhưng bù lại hàng này có một con tôm nõn khá to, đỏ au. Những khi quán đông quá, khách ăn phải ngồi vỉa hè mà ngắm Ô Quan Chưởng ngay gần đó. Về giá cả thì mì Hàng Chiếu mềm hơn Đinh Liệt một chút.

Một hàng vằn thắn nữa mà tôi biết là hàng mì ở trong con ngõ trên phố Huỳnh Thúc Kháng. Hàng này, ngoài mì vằn thắn còn có phở chua nữa, phở chua sẽ nói ở một bài khác. Bát mì ở đây không quá đặc biệt dù mọi người cho rằng chủ hàng là Hoa kiều. Điều khác một chút là miếng sủi chiên nhà hàng không cho luôn vào bát mà để ra ngoài đĩa, vẻ bề ngoài thì giống một cái bánh gối nhỏ. Thêm một khác biệt nhỏ là miếng sủi cảo có mùi gia vị đậm hơn những hàng khác, dù vẫn không có tôm nõn và há cảo, tuy thế quán khá đông khách và có khi phải ngồi ngoài vỉa hè.

Nói thế nhưng tôi không thể đủ sức ăn hết những hàng mì vằn thắn ở Hà Nội được, có thể có những hàng ngon, ưng ý hơn và khẩu vị của mỗi người cũng khác, chẳng vì thế mà bảo là hàng mình ăn là ngon nhất được. Ừ, thì tạm bằng lòng thế đã.

Uông Triều

Ăn sáng sớm rất quan trọng với người bệnh tiểu đường týp II

Người tiểu đường không nên ăn sáng muộn

Béo phì là tình trạng phổ biến ở những người bị tiểu đường týp II. Thức khuya và dậy muộn có liên quan tới nguy cơ béo phì nhưng hiện tại đang có ít nghiên cứu liên quan tới hiện tượng này ở người bệnh tiểu đường týp II.

Các nhà nghiên cứu do Sirimon Reutrakul dẫn đầu muốn xác định xem thói quen thức khuya và dậy muộn ở những người bị tiểu đường týp II có liên quan đến tăng nguy cơ có BMI cao hơn hay không và nếu có yếu tố cụ thể nào về thói quen này tối góp phần làm tăng nguy cơ.

Reutrakul và cộng sự đã nghiên cứu 210 công nhân không phải làm ca sinh sống tại Thái Lan bị tiểu đường týp II.

Thói quen ngủ sớm, dậy sớm/thức khuya, dậy muộn được đánh giá sử dụng một bảng hỏi tập trung vào thời gian thức dậy và đi ngủ, thời điểm luyện tập trong ngày và thời điểm tham gia hoạt động tinh thần (đọc sách, làm việc vv…).

Những người tham gia được hỏi về thời gian ăn, lượng calo hấp thu hàng ngày được xác định qua báo cáo về thực phẩm sử dụng hàng ngày. Chỉ số cân nặng được đưa ra và BMI được tính cho mỗi người tham gia. Thời gian và chất lượng giấc ngủ được tính bằng cách tự báo cáo và trả lời bảng hỏi.

Thời gian ngủ trung bình tự báo cáo là 5,5 giờ/tối. Trung bình, những người tham gia sử dụng 1,103kcal/ngày. BMI trung bình ở những người tham gia là 28,4kg/m2 được coi là thừa cân. Trong số những người tham gia, 97 người có thói quen thức khuya, dậy muộn và 113 người có thói quen ngủ sớm, dậy sớm.

Những người tham gia có thói quen ngủ sớm dậy sớm sáng ăn bữa sáng từ 7 giờ sáng tới 8h30 sáng, trong khi những người có thói quen thức khuya, dậy muộn ăn bữa sáng lúc 7 giờ 30 sáng tới 9 giờ sáng.

Những người tham gia với thói quen ngủ sớm, dậy sớm có thời gian ăn sớm hơn, bao gồm bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và bữa cuối cùng.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng có thói quen thức khuya, dậy muộn có liên quan tới BMI cao hơn. Hấp thu calo và thời gian ăn bữa trưa, bữa tối không liên quan tới BMI cao hơn.

Thói quen ngủ sớm, dậy sớm có liên quan với thời gian ăn sáng sớm hơn và giảm 0.37 kg/m2 BMI.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)

Nên ăn bữa sáng như thế nào cho khỏe?

Nguyễn Thị Hiên(Hà Nam) Rất nhiều người sai lầm là không coi trọng, thậm chí bỏ bữa sáng. Họ đưa ra nhiều lý lẽ như: bận quá, không thích ăn...